Gia tài các khó khăn kỹ thuật Soyuz_1

Không như những tàu vũ trụ chở người khác vào thời gian đó, tàu Soyuz chưa bao giờ thành công trong các chuyến bay thử nghiệm không có người - tất cả các chuyến bay trước đó đều gặp lỗi kỹ thuật. Yuri Gagarin là phi công dự phòng của Soyuz 1, đã biết về các lỗi này cũng như áp lực từ Bộ chính trị để tiến hành chuyến bay. Ông cố gắng "bật" Komarov ra khỏi nhiệm vụ, biết rằng các lãnh đạo Xô viết không muốn liều lĩnh một anh hùng dân tộc trên chuyến bay.[cần dẫn nguồn]

Trước khi bay, các kỹ sư của Soyuz 1 được cho là đã báo cáo 200 lỗi thiết kế lên các nhà cầm quyền, nhưng những lo lắng của họ "bị lấn át bởi áp lực chính trị về một loạt các kỳ tích không gian nhân kỷ niệm sinh nhật Lênin."[4] Không rõ rằng bao nhiêu phần của áp lực này đến từ sự cần thiết phải đánh bại Mỹ trong cuộc đua vũ trụ và Xô viết sẽ có người lên Mặt Trăng đầu tiên, hay để tận dụng sự lùi lại của chương trình không gian của Mỹ do thảm họa tàu Apollo 1. Thảm họa Soyuz 1 làm lùi lại việc phóng Soyuz 2Soyuz 3 tới ngày 25 tháng 10 năm 1968. Lỗ hổng 18 tháng này, cùng với vụ nổ tên lửa N-1 không chở người vào 3 tháng 7 năm 1969 làm hỏng kế hoạch của Liên Xô trong việc đưa người lên Mặt Trăng.[cần dẫn nguồn]

Một chương trình Soyuz cải tiến hơn nhiều đã được nảy sinh từ sự trì hoãn dài mười tám tháng này, tương tự, về nhiều mặt, như sự cải tiến của dự án Apollo từ sau thảm họa Apollo 1. Mặc dù nó đã không thể tới Mặt Trăng, Soyuz đã được chuyển mục đích từ trung tâm của chương trình Mặt Trăng thành trung tâm của chương trình trạm không gian.[cần dẫn nguồn]